Ưu tiên giành cho khách hàng liên hệ sớm nhất! - Xem ngay

Nhiều doanh nghiệp làm “BÀ ĐỠ” thu mua trái cây mùa dịch Covid-19, xuất khẩu đều đều.

Nhiều doanh nghiệp làm “BÀ ĐỠ” thu mua trái cây mùa dịch Covid-19, xuất khẩu đều đều.

Hiện, nhiều loại trái cây Việt Nam đang vào thời vụ thu hoạch. Để hỗ trợ các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm trước tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua trái cây.

Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên (Cần Thơ) Nguyễn Hoàng Cung cho biết, anh đang “bước thấp, bước cao” thu mua trái cây cho nông dân tại các vùng nguyên liệu.

Ông Cung (bìa phải) đi thu mua trái cây cho bà con nông dân.

Thu mua trái cây mùa dịch Covid-19, xuất khẩu đều đều

Theo ông Cung, hiện Công ty Đại Thuận Thiên đang liên kết với nông dân xây các vùng nguyên liệu trái cây với hàng ngàn ha.

Thời điểm này, ông Cung đang đẩy mạnh thu mua sầu riêng cho nông dân để xuất khẩu.

“Sầu riêng RI6 đang có giá 50.000 đồng/kg. Mức giá sầu riêng này cao gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái. Nông dân trồng sầu riêng đang rất vui khi được mùa, được giá”, ông Cung thổ lộ.

Ngoài sầu riêng, ông Cung còn thu mua: Bưởi da xanh, thanh long, xoài, nhãn… Theo ông Cung, từ khi đại dịch Covid-19 đến nay, Công ty Đại Thuận Thiên vẫn xuất trái cây “đều đều”.

“Công ty liên tục thu mua trái cây để xuất khẩu sang các thị trường khó tính”, ông Cung chia sẻ.

Tại Tiền Giang, ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc Công ty TNHH Vina XO cho biết, đang tăng tốc thu mua trái cây để chế biến xuất khẩu.

Theo ông Khoa, dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhưng nhà máy của công ty TNHH Vina XO vẫn hoạt động liên tục theo đơn đặt hàng của các đối tác ở các nước: Mỹ, Nga, Phần Lan, Belarus, Ucraina…

Sau khi thu mua trái cây, Công ty XO sẽ đưa vào chế biến sản phẩm. Ảnh. Công nhân Công ty XO đang sản xuất sản phẩm trái cây.

Công ty XO chủ yếu chế biến các mặt hàng từ: Xoài, thanh long, đu đủ,  mít, ổi, dứa… Hiện mỗi tháng, công ty xuất khẩu khoảng  20 tấn sản phẩm trái cây chế biến ra nước ngoài.

“Chúng tôi đang tập trung thu mua xoài, mít tại các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long”, ông Khoa cho biết.

Cũng theo ông Khoa, công ty đang ưu tiên thu mua các loại trái cây của nhà vườn đang bị ế ẩm do dội hàng. Việc thu mua trái cây nhằm”giải cứu” cho người trồng và công ty có đủ nguồn nguyên liệu chế biến.

Nhà vườn phấn khởi khi được thu mua trái cây

Trao đổi với PV, ông Mai Nguyễn Nam Phương, chủ vựa trái cây ở xã Tân Bình (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết, gần đây nhờ bán trái mít cho Công ty XO nên nhiều nhà vườn giảm bớt khó khăn về đầu ra.

Ông Phương cho biết, hiện ông đang thu mua mít và bán lại cho Công ty VINAXO

Nhà vườn phấn khởi khi được công ty thu mua trái cây trong mùa dịch Covid-19. Ảnh. Ông Trần Văn Chiến (p.3, tx Cai Lậy, Tiền GIang) thu hoạch mít siêu sớm.

“Công ty XO đang đẩy mạnh tiêu thụ trái cây cho nông dân. Hiện, các nhà vườn đang thu hoạch trái cây. Nếu nông dân không bán được trái cây đời sống sẽ rất khó khăn, nhất là khi dịch bệnh thế này”, ông Phương thổ lộ.

Theo ông Cung, hiện nông dân liên kết trồng cây ăn trái cho công ty nên khá yên tâm sản xuất.

“Chúng tôi luôn trong tâm thế không bỏ nông dân liên kết sản xuất. Lúc nào chúng tôi cũng luôn thu mua hết lượng trái cây nông dân làm ra với giá cao hơn giá thị trường. Ngược lại, nông dân phải cố gắng làm ra trái cây đạt chuẩn xuất khẩu”, ông Cung bộc bạch.

Theo ông Khoa, để tăng cường thu mua trái cây cho nông dân, Công TNHH Vina XO đã đầu tư xây dựng  hoàn chỉnh nhà máy chế biến trái cây trên diện tích 4.000 m2, kinh phí 15 tỷ đồng.

Nhà máy này được trang bị các máy móc, phương tiện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, có 6 máy sấy, 1 kho lạnh để trữ hàng.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), cả nước hiện có hơn 1 triệu ha cây ăn quả, sản lượng hơn 12,6 triệu tấn.

Thương lái thu mua trái cây tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang)

Trong đó, xoài đạt 814,8 nghìn tấn, thanh long đạt 1,242 triệu tấn, bưởi đạt 779,3 nghìn tấn…

Ngoài ra, cả nước có hơn 1.750 vùng trồng quả tươi được cấp mã số xuất khẩu, hơn 1.200 mã số cho cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu.

Bài trước Bài sau